Bánh dẻo nhân thập cẩm thơm ngon

  photo 3_zps01b076f5.jpg

 

  Ngày xưa be bé, chỉ mê mẩn mấy chú cá chay mà chê ỏng eo mẹ cá to đùng. Nhớ cái Trung thu ngày bé, hai chị em trải chiếu ngồi ngay cổng bày cỗ Trung Thu, vừa cầm dao cắt cá chơi trò bán cá. Bán hết đầu đuôi cá con rồi rao mãi cá mẹ chả đứa nào trong 2 đứa “mua” bèn quay ra bán cho bố mẹ. Mẹ rút kinh nghiệm, từ năm sau chỉ mua toàn cá chay. Có được mấy lúc 2 đứa ngẩng đầu lên ngắm trăng không nhỉ? Hình như có, vì còn nhớ nỗi tò mò muốn biết chú Cuội ăn gì vào dịp Trung thu trên Cung Trăng xa xôi ấy? Có thấy 2 đứa lười ăn lén lút nhằn mỡ, nhằn lạp xưởng đi không? Giờ lớn rùi, biết là chả có chú Cuội nào, nhưng lại thèm cái hương vị xa xưa ấy: béo của mỡ, mặn của lạp xưởng, giòn của bí, bùi của sen, thơm của hạt và dẻo của vỏ bánh ngọt ngào. Năm nay không có đàn cá mẹ cá con, năm nay ăn giống như “người lớn” – bánh dẻo nhân thập cẩm. Tất nhiên là cái thập cẩm ở đây cố gắng chạy về gần với hương vị ngày xưa nhất, nhưng vẫn đảm bảo yếu tố ít mỡ ít đường của nhà mình.
Cái nhân thập cẩm này hay lắm, các bạn thích thành phần nào thì cứ tăng thành phần ấy lên rùi bớt thành phần khác đi nhé.

 photo 1_zps1c7f5e0a.jpg

Nguyên liệu

500gr đường trắng
500ml nước lọc
3 tsp hương bưởi
300gr bọt nếp chín
50gr lạp xưởng
80gr mứt bí
100gr mứt sen
100gr vừng trắng rang
100gr hạt dưa
100gr mỡ đường
20gr lá chanh
50gr bột nếp chín
10ml rượu mai quế lộ
30ml nước đường
Nước cốt 1/4 trái chanh ( có thể bỏ qua)

Cách làm:

1 Hấp chín lạp xưởng. Thái hạt lựu mứt bí, lạp xưởng. Thái sợi nhỏ lá chanh.
 photo m3_zpsbd6a62a7.jpg

2 Trộn toàn bộ nguyên liệu phần nhân vớ nhau ( trừ rượu và nước đường) cho các hạt nhân được áo đểu bột nếp. Từ từ cho rượu, rồi nước đường vào trộn đều cho nhân kết dính nhau.
 photo m4_zps845a28bc.jpg

3 Chia nhân thành các phần 50gr. Nắm chặt thành các viên tròn
 photo m5_zpsbfc59431.jpg

4 Nấu đường với nước cho sôi. Khi nước đường sôi thì cho thêm nước cốt 1/4 trái chanh. ĐUn cho sôi lại rồi tắt bếp. Nước đường nguội hẳn thì cho nước hoa bưởi vào
 photo m1_zps926936d3.jpg

5 Từ từ đổ 200gr bột nếp vào nước đường, vừa đổ vừa khuấy đều tay.
Sau khi bột nặng tay thì chuyển khối bột ra bàn nhào nhẹ tay với 100gr bột áo còn lại.
Chia khối bột thành từng phần 100gr.
Dàn bột ra bọc kín lấy nhân rồi vê tròn lại. Áo 1 lớp bột mỏng bên ngoài rồi đem đóng khuôn.
 photo m2_zpsb4f08026.jpg

6 Dỡ bánh dẻo ra nhẹ nhàng. Phủi sạch bớt bột áo dư rồi đặt bánh vào hộp kín ít nhất 6-8h cho bánh ổn định hình dạng.
Bánh dẻo sau 1 ngày ngấm bột trở nên trong vào dẻo.
 photo 2_zpsa57849f5.jpg

Chúc các bạn thành công!

Gói lại một chút thu với muffin cốm

Muffin thực tế được xếp vào nhóm bánh mì nhanh – quick breads, tức là bánh mì được làm nở xốp với bột nở < baking powder> thay vì men < yeast > như thông thường. Vì không dùng men nên không phải đợi ủ, thời gian làm muffin rất nhanh chóng. Chả mấy chốc, bạn đã có nhưng chiếc bánh nhỏ ngon lành rồi.

Photobucket

Mình được một túi cốm Tú Lệ, là quà đặc sản từ Hà Giang. Cốm Tú Lệ không dẻo thơm như cốm Vòng, ăn không sẽ cứng và hơi nhạt. Chẳng nghĩ ra món gì mà ăn không thì sợ sái quai hàm, rang mãi cũng chán, chè mãi cũng ngấy, xôi thì cũng không hết…thế là bỏ tạm vào ngăn đá, ém hàng. Chiều nay đi qua mùa thu, tự thấy muốn gói mùa thu lại làm của riêng quá mà không được. Tuy thời gian mình không giữ được, nhưng mình giữ được cốm, vậy cũng coi như giữ được một chút mùa thu, nhỉ?!

Bây giờ thì mang một chút thu ra làm bánh nào!

Photobucket

Công thức:

400gr bột
220gr đường
3gr muối
10gr bột nở
130 ml dầu ăn
220ml sữa
2 trứng
130gr cốm đông lạnh/cốm khô
Công thức này cho ra được 24 cái bánh, mỗi cái 1 scoop bột

Photobucket

Cách làm

1. Rã đông cốm nếu dùng cốm đông lạnh trước khi làm khoảng 20p
Cốm Tú Lệ khá khô và lắm tạp, sau khi rã đông thì phải rửa qua với nước lạnh, đãi sạch sạn, rơm và bụi.
Cốm khô cũng làm như trên.

2. Ngâm cốm với sữa trong khoảng 20 phút cho cốm nở mềm, ngậm sữa.
Không ngâm lâu quá, cốm sẽ bị trương, mất độ dẻo dai.
Sau khi ngâm xong, vớt riêng cốm ra.
Phần sữa còn lại lại khoảng 160ml

3. Trộn nguyên liệu khô với nhau: bột mì, muối, đường, bột nở

Photobucket

4. Trộn đều nguyên liệu ướt với nhau: trứng gà, dầu ăn, sữa

Photobucket

5. Bật lò nướng ở 200oC. Chế độ Bake

6. Chuẩn bị khuôn cupcake. Có thể thoa bơ và rắc bột hoặc lót cup giấy để chống dính

Photobucket

7. Rót hỗn hợp ướt và hỗn hợp khô, trộn cho hòa lẫn. Không cần phải trộn quá đều ở bước này.
8. Thêm cốm vào hỗn hợp. Trộn đều.
Chú ý không đảo trộn quá nhiều làm bánh bị dai và chai cứng. Bột bánh chỉ cần hòa quện đều là đủ

Photobucket

9. Chia bột bánh ra các khuôn. Nướng ở nhiệt độ đã chọn trong 20-30p tùy kích cỡ khuôn. Mình dùng scoop múc kem chia bột cho đều. Lượng bột này vừa đủ cho 24 scoop đầy. Thành phẩm là 24 chiếc bánh nướng đều đặn.

Photobucket

Bánh có thể ăn ngay lúc nóng rất thơm ngon. Nếu không, bạn có thể bảo quản ở nhiệt độ phòng để dùng vào bữa nhẹ với trà rất thú vị.

Cắn một miếng bánh, điều đầu tiên bạn cảm thấy sẽ là lớp vỏ giòn và ngọt ngào, sau đó sẽ bắt gặp những hạt cốm dẻo dẻo giữa bạt bánh xốp ẩm.
Ngay khi vừa mới là lò là lúc bánh thơm nhất. Mùi bánh nướng xen lẫn hương cốm rất khẽ. Cắn một miếng bánh nóng hổi trong khi mùa thu se lạnh ngoài cửa. Thích biết bao.

Photobucket

Nếu giữ bánh ở ngăn mát tủ lạnh, bánh sẽ giữ được lâu hơn. Khi muốn ăn thì nên vẩy nước và nướng sơ lại bánh thì bánh sẽ mềm và ngon.

Để bánh xanh và thơm, bạn có thể thay thế một phần sữa hoặc toàn phần bằng nước cốt lá dứa. Những chiếc bánh của bạn sẽ ngậm đầy hương lúa non mùa thu căng sữa.

Photobucket

Quà Hà Nội

IMG_0005

Ai mà không biết thế nào cũng bảo tôi lại TRÁI MÙA. Xin thưa là không ạh. Cốm Vòng – lạ thế, cứ nói tới cốm là lại Cốm Vòng, dù rằng bây giờ, chẳng cứ ở làng Vòng mà đâu đâu người ta cũng giã cốm – có hai vụ. Tháng tư này là cốm Chiêm. Ai sành ăn thì chả thích thú đâu, vì cốm ngon phải là cốm vụ mùa. Cốm tháng bảy. Cốm mùa thu. Cốm đi vào thơ, vào ca, vào văn hóa Hà Nội. Đến mùa ấy thì trà nhài, trà sen quý gía, rồi chuối trứng cuốc, hồng đỏ mọng căng tròn, … tất tật những quà thu đều chỉ làm nền cho cốm. Nét thu Hà Nội mà thiếu cốm… Ôi, tôi chẳng thể tưởng tượng ra một mùa thu.
Trở lại với tháng tư ( âm lịch, tất nhiên rồi) Tôi cũng được quảng cáo là cốm Vòng. Nhưng nhiều phần chắc là không phải. Cốm lá me bé xiu, mỏng tang và rất ít. Hiếm hoi thế nên chả mấy khi ra tới được mẹt hàng, chủ yếu, gia chủ giữ lại thưởng thức. Cốm rót cũng mỏng, mềm nhưng lại phải hơi vón lại với nhau. Loại này cũng không nhiều, nhất là về cuối vụ. Muốn có cốm rót ngon, tôi thường phải đặt. Cốm thơm thơm đầy những thúng, những mẹt thì là cốm đầu nia. Hạt căng hơn một chút, đủ để cho ta thấy đủ ngọt-dẻo-thơm khi nhai một hạt cốm. Cuối vụ có cốm mộc, hạt thô, hơi cứng. Cốm mộc thường hay để chế biến chứ ít khi ăn sống. Cốm mộc có màu xanh của mạ già pha ánh vàng mới đúng nguyên chất, còn cốm đã bị hồ qua trông xanh tươi mát mắt nhưng lại pha chút đắng nhấm nhẳng chẳng còn vị cốm thật. Cái ngon ngọt, thơm mềm của sữa gạo thoáng đâu xa xôi.

IMG_0003

Cốm sữa vỉa hè, dù có phải cốm Vòng hay không, vẫn làm xao động trong tôi chút hơi thở mùa thu. Một chút thôi. Vì hạt cốm non tơ ấy chả mấy chốc nóng lên trong lòng bàn tay và hương phai nhạt ngay trong làn gió quạt mùa hè. Ve kêu ra rả ngoài kia đấy. Nhớ mùa thu thì nhớ. Chứ mùa hè cũng đẹp lắm. đừng quên. Bởi vì từ Bắc chí Nam, nay người ta đều biết tiếng tới Kem Tràng Tiền Hà Nội. Mùa hè là mùa kem đấy. Thực sự, tôi thấy, kem Tràng tiền chỉ ngon khi dứng ăn ở Tràng Tiền. Cái ngon đơn giản khi vừa tán láo với bè bạn, vừa nếm vị kem giản dị tan trong miệng. Ngọt, mát tới tê cả đầu lưỡi. Đứng tụ tập ăn ngay trong sân xưởng kem. Vừa lượn vòng quanh hồ vừa nhấm nháp. .. Cái sự quyến rũ ây, không hiểu sao, với tôi, nó cứ giảm dần tỉ lệ với độ cách xa khu vực ấy. Đặc biệt nhất là khi vào các cửa hàng hiện đại, có phần sang trọng mà gần đây Kem Tràng tiền mở ra ngày càng nhiều.
Biết thế, nên tôi cũng không cố bắt chước cho y chang cái vị kem cốm Tràng tiền mà gia đình tôi rất yêu thích. Tôi quyết định, như thường vẫn thế, tạo ra món ăn mang hương vị rất – riêng – tôi. Kem cốm – không phải đặc sản Hà Thành – không phải Tràng Tiền – mà là made in Laboratoire de Jun. Bởi tôi thêm vào đây cả chút đặc sản quê nội tôi : Bột đậu xanh. Nói nghe cho oai là kết hợp tinh hoa của cả “nội” lẫn “ngoại” – hòa nhập nhưng không hòa tan. Nói thẳng ván đề ra là nhà tôi vừa tiêu thụ hết một hộp kem cốm rồi, cũng thấy nên biến tấu tí xíu cho lưỡi được đổi vị. Kem đậu xanh Tràng tiền, cũng ngon. Thế, có lí gì không thử cho cả hai niềm yêu thích vào một mối?

Công thức:

– 2 lòng đỏ trứng gà
– 60g đường kính
– 200ml sữa
– 150ml kem tươi
– 1 chút muối
– 5-7 lá nếp/lá dứa
– 5 ml vani
– 100g cốm non
– 20gr bột đậu xanh

Cách làm:

Cốm chia hai phần. 1 phần cho vào máy xay sinh tố xay với sữa tươi. Phần còn lại để nguyên hạt.

Lá dứa thái nhỏ, cho vào máy xay sinh tố xay nhỏ với chút nước rồi vắt lấy nước cốt.

Trứng đánh với đường thật kỹ cho đến khi ngả màu vàng chanh. Đun sôi sữa và cốm xay cùng với nước lá dứa, rồi đổ từ từ vào hỗn hợp trứng đường, vừa đổ vừa khuấy đều tay.

Đặt lên bếp đun nhỏ lửa khoảng 2′, vừa đun vừa khuấy nhanh tay. Tắt bếp, cho muối, vani vào khuấy đều. Để thật nguội rồi cho tiếp bột đậu xanh, cốm nguyên hạt và kem tươi đánh nổi. Cho vào hộp trữ kem, để ngăn đông lạnh khoảng 4h là dùng được.

cốm - đậu xanh

Nếu muốn kem xốp hơn thì cứ khoảng 2-3h lại lấy hộp kem ra, đánh nhuyễn lên một lần. Gọi là “nhuyễn” nhưng điều kiện để kem xốp là không được để kem chảy. Tôt nhất là dùng một chiếc máy xay công suất lớn, đáy rộng, xay từng phần kem một. Xong bỏ hộp, giữ lạnh, xay phần tiếp theo. Lặp lại khoảng 4 lần là được.
Nếu làm kem que thì kem tươi không nhất thiết phải đánh nổi. Chỉ việc trộn đều hỗn hợp rồi đổ vào khuôn làm kem que là được. Nếu thích xốp, có thể đánh hơi nổi kem một chút.
cốm - đậu xanh

Bún nem ngày chủ nhật

Photobucket

Ở Hà Nội, người ta thích món bún nem. Có nhiều của hàng bán chuyên bún nem, nhiều hàng bán kèm bún chả. Không phải là món nem cua bể gói từng cái vuông to bằng bàn tay. Cũng không phải những cái nem to uỵch, khi ăn phải cắt đôi cắt ba. Nem Hà Nội chính thống là gói từng miếng nho nhỏ, tựa như chả giò miền Nam ấy. Nhưng nhân thì không phải thịt quết nhuyễn như chả giò mà thịt băm, miến, trứng thông thường thôi. Cái nem xinh xinh, gắp lên vừa một miếng. Tuy nhiên, một miếng ấy chưa lắm sự cầu kì. Vỏ phải mỏng nhưng giòn. Nhân đủ vị ngọt thịt, ngọt rau lại phải thơm mùi trứng, mềm vị miến. không được nát. Mà càng cấm được để khô. Tỉ lệ nhân – vỏ phải cân đối mới đạt được cuốn nem chuẩn mực như thế. Tưởng đơn giản, mà không. Nhưng cái tinh túy, chỉ cần gọn gàng như thế.

Nguyên liệu:

Thịt nạc vai 0,5 kg
Mộc nhĩ 20 gr
Miến 40 gr
Cà rốt 1/2 củ
Củ đậu 1/2 củ
Trứng gà 2 quả
Hành hoa, muối, tiêu
Xà lách, rau mùi ta
Tỏi, ớt, chanh, nước mắm ngon
bia 1 chén con
Bánh đa nem 3 xấp

Cách làm:

1. Thịt nạc vai rửa sạch, thấm khô. Băm nhỏ

Mộc nhĩ ngâm nở, xắt sợi

Cà rốt, củ đậu xắt sợi rồi tiếp tục cắt khúc nhỏ 2-3cm

Hành lá thái khoanh

Miến ngâm nở, cắt ngắn chừng 3cm

Trộn đều tất cả nguyên liệu trên với 2 quả trứng gà, thêm 1 chút muối cho vừa ăn và hạt tiêu xay cho nhân thêm thơm ngon

2. Bánh đa nem cắt đôi. Dùng tay hoặc chổi nhúng bia rồi quét 1 lớp nhẹ lên mặt bánh. Chú ý không quét quá nhiều làm bánh bị nát, rách sẽ không gói được. Bia sẽ giúp vỏ nem giòn hơn và thơm hơn.

Cho nhân nem vào và gói lại. Chú ý là không gói chặt tay vì khi chiên, nem nở ra sẽ làm nem bị nứt, vỡ

3. Chế dầu ăn vào chảo sao cho vừa bằng mặt nem, không nên cho quá nhiều, nem sẽ bị nổ mặt và bung mép

Cho vài hạt muối trắng vào dầu. Đợi dầu sôi

Dầu nóng, thả từng cuốn nem vào chiên chín. Nên bỏ mặt có mép dán xuống dưới, mép sẽ không bị bung.

Để lửa vừa phải cho nem chín đều, vỏ chỉ hơi vàng. Vớt nem ra rây cho ráo dầu.

Khi ăn, chiên nem lại một lần nữa. Khi ấy vỏ nem sẽ giòn tan mà món nem lại được dọn nóng.

Photobucket

Rau sống.
Bún rối sợi nhỏ.
Nước nắm chua ngọt.

Đường đi đến trái tim mà cứ thế này thì quả tình là cũng ngắn thật.

LẶNG THẦM

Tr? con ph? th? r? nhau di c?u c? v?i c?n tre t? ch?

Ít ai để ý đến cái cù lao nhỏ của hồ Trúc Bạch. Và càng ít ai biết rằng, trên đó có một loài hoa. Khiêm nhường cả về sắc lẫn hương, loài hoa này dường như chỉ được ong bướm biết tới. Nếu một ngày bạn chợt nhận ra những cánh hoa bé xíu đang trôi trong gió, bay trên mặt hồ, đừng hỏi tôi tên hoa, Bởi tôi cũng chẳng hề biết. Tôi chỉ biết ngưỡng mộ những chùm hoa trên cao, với vẻ đẹp mộc mạc và dịu dàng.

Nh?t s?c

Trong hoàng hôn, màu hoa tựa như thủy tinh, tan ra giữa muôn vàn màu phố. Lặng lẽ và bình yên, riêng một góc chiều.

Hoa ch?m gi?a mu?n m?u ph? x?

L?ng l? n? hoa

Photobucket

Photobucket

HOA BAN THƯƠNG NHỚ

Khi sắc trắng hoa sưa trôi đi là lúc hoa ban nở rộ, mang mùa xuân Tây Bắc về với Hà Thành.

Photobucket

Nếu như mùa hè mạnh mẽ trong sắc tím hoàng hôn nhuộm thẫm cả bầu trời thì hoa ban đúng thật được nhuộm bởi màu hoàng hôn mùa xuân. Sắc tím phơn phớt nhẹ nhàng như gió thoảng. Hương thơm cũng dịu dàng đầy nhớ nhung. Mùi hương hoa ban nhẹ như thể tấm lụa mỏng được dệt bởi thứ tơ tằm thượng hạng, mảnh mai nhất nhưng dai nhất, bền nhất, mềm nhất. Hương hoa ban mỏng manh nhẹ nhàng len vào tâm hồn người đi qua phố, khiến người đi rồi mà vẫn thấy bồi hồi, vấn vương.

Photobucket

Nếu như hoa Sưa được ví với với vẻ đẹp của cô tiểu thư Thủ đô thì hoa Ban chính là nàng sơn nũ mộc mạc, chân chất. Cái vẻ đẹp mạnh mẽ đầy sức sống của miền sơn cước gói trọn trong những cánh hoa, như cái nhoẻn cười của cô gái Tây Bắc, đã nhìn một lần thì khó lòng không say mê.

Photobucket

Photobucket

Photobucket

Photobucket

Photobucket

Photobucket

SẮC TRẮNG HOA SƯA

Hoa sưa, một loài hoa không có sự tích của riêng mình. Vả chăng, do hoa cũng mới được biết đến gần đây, nhờ vào giá trị kinh tế to lớn mà gỗ sưa đem lại. Nếu người ta không chặt trộm cây ngoài phố nhiều đến thế, báo đài không xôn xao, thì người Hà Nội vẫn sẽ cứ bước qua đường,  ngần ngơ ngẩn trước sắc trắng của một loài hoa lạ, rồi lại bước tiếp, lại quên đi.

Cả mùa đông, cây ngủ yên với cành khô gầy guộc. Mưa xuân buông xuống, cây cựa mình vươn vai. Chỉ cần những cơn mưa ngừng, là cây bừng tỉnh, phủ kín mình với áo hoa trắng xóa. Sắc hoa trắng cả con đường, trắng cả giấc mơ xuân.

Tôi và hoa sưa có riêng mình một câu chuyện. Một câu chuyện tình dang dở về một người con gái thơ ngây, bỗng một ngày gặp gỡ tình yêu.  Nàng đắm chìm hoàn toàn trong tình yêu với vô vàn những thương, yêu, mong, nhớ, đợi, chờ. Tình yêu ấy tinh khôi và trong trắng, nhưng chợt đến rồi mau đi. Chỉ còn lại nàng với những chiêm bao dang dở. Những giấc mộng xuân hóa những bông hoa trắng, rơi rơi trắng cả mùa, trắng cả phố. Hoa trắng phủ kín dấu chân người ra đi.

SEASON’S HA NOI/ Hà Nội ngày thường

Điểm dừng cho những ai đã trót yêu Hà Nội. Chủ quán sinh ra và lớn lên với niềm mê đắm say sưa vẻ đẹp Thăng Long thành. Xin tự hào được chia sẻ cùng với tất cả mọi người tình yêu lớn của chúng tôi – Hà thành.

Hoa tháng tư ở hồ Trúc Bạch

Hoa ban – một góc xuân Tây bắc 

Hoa sưa bên phố