Gà nướng mật ong đơn giản mà ngon đứt ngoài hàng

 photo 1_zpsc8909359.jpg
Món gà nướng mật ong ở vỉa hè thật quyến rũ. Tuy nhiên, đằng sau hương vị hấp dẫn ấy có là một quy trình vệ sinh an toàn thực phẩm hay không thì không ai đảm bảo được. Vậy tại sao chúng mình không tự thỏa mãn cơn thèm với cách làm gà nướng cực kì đơn giản sau đây:
Nguyên liệu:
4 cánh gà
2 đùi gà
Gia vị ướp thịt nướng( có sẵn, muối, đường, bột tớt, bột tiêu, bột tỏi, lá hương thảo khô )
Dầu hào
Mật ong
Cách làm:
 photo m1_zpsf8622588.jpg
1. Gà rửa sạch rồi thấm khô, khía và đường trên đùi gà để gia vị dễ thấm.
2. Ướp gà với 1 muống dầu hào, 2 thìa cà phê gia vị ướp thịt nướng, 1 muỗng mật ong. Bọc bát gà cho kín rồi đặt vào tủ lạnh 2h để gà thấm gia vị.
3. Xiên gà vào xiên quay của lò nướng. Nướng đùi gà 40 p, cánh gà 30p ở 200 độ C là gà chín.
 photo IMG_6185_zpsbe467a43.jpg
Nếu không có lò nướng quay, bạn hoàn toàn có thể nướng gà với khay nướng bình thường hoặc chảo 2 mặt.
Nếu không có gia vị sẵn, hãy tự trộn gia vị ướp thịt nướng theo công thức sau đây:
2 muỗng muối gia vị ( muối bột canh)
1 muỗng đường
1 thìa cà phê ngũ vị hương
1 thìa café bột tỏi
1 thìa café bột hành
1 thìa café tiêu xay
1 thìa cà phê lá hương thảo khô
1 thìa cà phê ớt bột Hàn quốc
1 thìa cà phê ớt bột khô Việt Nam _ nếu bạn thích ăn thịt nướng có vị cay

Gà nướng lá mắc mật

 photo 1_zps2f762cd8.jpg

Nguyên liệu:
2 miếng ức gà
30gr lá mắc mật
3 muỗng dầu hào
2 củ xả
1 muỗng dầu mè
Hạt nêm/muối

 photo 2_zps23a0f8d4.jpg

Cách làm
1. Ức gà rửa sạch, thấm khô.
Lọc bỏ mỡ bèo nhèo, xương chữ Y ( 1 mảnh nhỏ nằm ở góc tù) rồi lạng đôi.
Khứa mặt lưới lên 2 mặt miếng ức gà.
 photo m1_zps0ecb8c39.jpg
2. Rắc hạt nêm/muối, dầu hào xoa đều lên 2 mặt miếng gà. Lá mắc mật vò nát ướp cùng 30p cho thấm.
 photo m2_zps6935d8fe.jpg
3. Củ sả thái chéo mỏng, ngắt vài lá mắc mật tươi. Đem cả 2 thứ chao qua dầu mè cho thơm.
4. Rưới dầu mè vào chảo ( dầu vừa chao sả và lá mắc mật) Láng cho dầu quét 1 lớp mỏng trên chảo. Đổ bớt dầu thừa ra. Cho thêm lá mắc mật vào cho thơm.
 photo m4_zpse03aecf9.jpg
5. Áp chảo từng mặt miếng gà cho xém vàng. Mỗi mặt chỉ 4p với lửa lớn là ức gà chín.
 photo m5_zpsc62c4383.jpg
6. Lấy ức gà ra, cắt chéo thành miếng vừa ăn. Dùng nóng.

 photo 3_zps19c274d4.jpg
Bí quyết của tôi.
Khi làm nhiều phần ăn cùng lúc, tôi thường xay 1-200gr lá mắc mật với 50-100ml dầu ăn để làm thành xốt mắc mật tươi. Đem xốt này quét lên miếng gà khi ướp và khi vừa nướng xong thì gà rất thơm và thấm đẫm mùi mắc mật lại không sợ ức gà khô. Nếu chỉ làm 1-2 phần ăn thì lượng mắc mật cần dùng sẽ ít không đủ để cối máy chạy nên tôi sẽ vò nát lá để tinh dầu trong lá tươm ra nhiều hơn, thấm vào gà được đậm đà.

Các bạn cũng lưu ý, món ức gà khi nguội rất khô xác nên hãy ăn ngay sau khi dọn ra khỏi chảo để tận hưởng được hết vị ngon của món ăn nhé.

CÀ RI GÀ NẤU CHẬM

Cà ri gà là một món ăn ngon và đơn giản. Bạn có thể dử dụng nồi cơm điện hay nồi hầm để nấu chậm, tạo ra hương vị món ăn ngon ngọt đậm đà.

 photo Chickencurry3.jpg

Nguyên liệu

Gà 1/2 con
Cà rốt 1 củ
Khoai tây 2 củ
Bột nghệ 1 thìa cà phê
Bột cà ri 3 thìa cà phê
Nấm hương khô ( tùy ý ) 10 tai nấm
Dầu ăn, tiêu, muối
Cốt dừa 3 muỗng
Bột năng 1 muỗng

Cách làm:

1. Gà mua về rửa sạch. Chặt miếng vừa ăn., cỡ bao diêm.
Khoai tây, cà rốt gọt vỏ. Thái khối vuông cỡ 1/2 bao diêm.
Nếu muốn ăn nấm hương: ngâm rửa nấm thật sạch. Nếu dùng nấm khô, hãy ngâm nước cho nở.
2. Cho 1 muỗng dầu ăn vào nồi. Nhấn nút cook để nồi bắt đầu làm nóng.
Cho bột gia vị vào xào thơm rồi trút thịt gà vào.
Nếu nồi nhà bạn thuộc dạng lò xo nhạy, bạn có thể cho luôn cả thịt gà và gia vị vào xào săn.
Trút toàn bộ khoai tây, cà rốt, nước cốt dừa vào.
Thêm 3 cup nước.
Đóng nắp nồi và đun cho sôi.
Nếm lại xem gia vị mặn ngọt đã vừa chưa. Nếu bạn thấy hơi nhạt thì yên tâm, nước sẽ rút sau khi gà chín.

 

 photo Chickencurry2.jpg

3. Tiếp tục đun 30-40p cho gà chín nhừ.
Pha bột năng với nước lạnh rồi từ từ đổ vào nồi gà, hòa cho tan đều.
Bạn lại đóng kín nồi và cho nồi sôi lại thì chuyển sang chế độ warm up.
Lúc này món gà đã sẵn sàng cho bạn dọn lên bàn ăn rồi đấy.
 photo Chickencurry1.jpg

Ghé về Tây Nam Bộ ăn vịt nấu chao

Sau vụ lúa, trên những cánh đồng Tây Nam Bộ mênh mông bỗng nhiên phủ trắng vịt. Hàng ngàn con vịt bắt đầu vào mùa chạy đồng. Khi ấy, trong bữa cơm thường nhật của người nông dân miền Tây thường có sẵn những quả trứng vịt luộc hồng đàodầm nước mắm chanh ớt chua cay chấm với năng hoặc rau lang luộc ăn với cơm lúa mùa nóng hổi. Sang hơn thì là nồi lẩu vịt nấu chao ăn kèm các loại rau đương mùa và cơm hoặc bún.

 photo 1_zps807f7296.jpg

Nguyên liệu
Vịt xiêm 1 con ( khoảng 1,5 kí sau khi thịt )
Khoai môn cao 500gr
Chao 1 hũ
Rau muống ăn kèm – khoảng 2 mớ
Dừa tươi 1 quả
Bún tươi ăn kèm – khoảng 500gr
Ớt, chanh, gừng, hành tím, tỏi
Tiêu, muối

Cách làm:
1. Làm cho sạch vịt, bạn nhớ lấy 2 cục hôi ngay ở phao câu vịt nếu bỏ sót điều này thì sẽ rất hôi và không ăn được.

Băm gừng nhuyễn + 1 ít rượu trắng trộn đều chà sát vào toàn bộ da vịt để khử mùi đặc trưng của vịt.

Chặt vịt thành miếng vừa ăn. Ta cho vào 3 muỗng cafe nước mắm, 10 miếng chao nhỏ, 1 muỗng cafe đường, 1/2 muỗng cafe muối, 1 muỗng cafe bột ngọt, 1 nhánh gừng nhỏ băm, 1 ít tỏi băm. Bạn đeo bao tay, bóp thịt trộn đều bằng tay, để cho thịt vịt thấm.

 photo 2_zps4abbb20d.jpg

2. Khoai chiên sơ.
Bắc chảo dầu, cho ít tỏi và hành tím băm vào phi thơm, đổ vịt vào xào săn để vịt thấm gia vị. Sau khi thịt vịt săn, tiếp tục châm nước dừa, để lửa nhỏ và ninh vịt mềm.
Sau khi ninh khoảng 15p thì cho 1/2 khoai môn chiên vào. Om cho khoai nhừ, bở.

 photo 3_zps57ed3607.jpg

3. Khi ăn chuyển vịt ra bếp lẩu. Rau ăn kèm là rau muống, rau cả, cọng súng đều hợp. Ăn kèm bún tươi. Trong quá trình ăn từ từ thêm chỗ khoai môn còn lại. Bạn có thể thêm tía tô, váng đậu chiên để nhúng kèm.

Chấm với xốt chao (Cho 4 miếng chao vào chén, sau đó cắt nửa trái chanh vắt nước vào, bỏ 2 muỗng cafe đường vào đánh tan cho đều, thêm tỏi và ớt bằm vào)

 photo 4_zps4841b3b0.jpg

Bí quyết của tôi:
Nếu thích ăn đậm vị chao, khi bắc vịt lên nồi lẩu, bạn hãy dằm thêm 1-2 viên chao vào để thêm dậy mùi chao trong món ăn.
Chú ý rằng chao khá mặn nên nếu dùng chao nhiều thì bạn phải bớt muối đi. Còn nước ngâm chao là nước muối, khi dùng hết chao thì bạn bỏ đi chứ không nên tận dụng.
Chọn chao đỏ hay chao trắng đều ngon nhưng phải chọn chao cũ, chao nổi lên trên thì mới có độ béo hơn.