DORAYAKI – Bánh rán Đô Rê Mon

Công thức dành cho tạp chí EMdep – chuyên mục Chef của tôi
 photo cats_zpsec7b695b.jpg
Bánh rán Đô rê mon thì hẳn là bé sẽ thích ăn lắm. Nhưng chắc mẹ thắc mắc bánh ấy là như thế nào? Làm có khó không?
Xin thưa, không hề khó. Bánh rán Đô Rê Mon thực chất là một pancake mật ong kẹp nhân. Nhân truyền thống là mứt đậu đỏ azuki đã quá quen thuộc, ngày nay, người Nhật còn kẹp bánh rán với mứt hạt dẻ, phô mai, kem phô mai, kem bơ, … cho đa dạng. Thậm chí, nếu như không thích kẹp nhân thì bánh cũng có thể ăn không rất tuyệt.
Nguyên liệu rất dễ kiếm, cách làm thì đơn giản tới mức bé cũng có thể làm. Mẹ và bé cùng vào bếp thử món bánh này thôi!
Nguyên liệu:
2 quả trứng gà
½ cup đường
1 tbs mật ong
1 cup bột mì
4 tbs nước lạnh
½ tsp baking soda
Nhân mứt đậu đỏ/hạt dẻ hoặc mật ong, bơ tươi tùy ý
Cách làm
1. Rây một mì với bột nở cho mịn.
2. Cho trứng với đường vào 1 tô lớn. Đánh cho trứng bông lên.
 photo make1_zps162e5111.jpg
3. Thêm mật ong vào tô trứng. Tiếp tục đánh bông cho trứng nhạt màu và bọt trứng mịn.
Thêm nước vào, đánh đều.

 photo make2_zpsbdcff365.jpg
4. Từ từ thêm bột vào, đánh nhẹ tay và nhanh cho bột hòa quên đều với trứng.
 photo make3_zps251ab09c.jpg
5. Để bột nghỉ 5-10 phút. Trong lúc ấy, mẹ chuẩn bị 1 chảo đáy phẳng và 1 muôi sâu cho bé.
 photo make4_zps35f1b79d.jpg
6. Thoa một lớ dầu mỏng lên chảo, để lửa thật nhỏ cho chảo nóng đều.
Múc hỗn hợp bột đổ vào thành miếng tròn to vừa.
Vẫn giữ lửa nhỏ, rán bánh.
Khi thấy bề mặt trên có bong bóng nổi và hơi khô là có thể lật mặt bánh.
Hai mặt bánh có màu vàng nâu, mịn, đều là đạt điểm 10
 photo make5_zps270121cc.jpg
Bánh nguội các mẹ cho bé phết nhân rồi ăn ngay hoặc để tủ lạnh cũng rất ngon nhé.
Nếu muốn ăn bánh nóng, các mẹ cho bé ăn kèm mứt daauhoawcj mật ong rất ngon. Muốn béo ngậy, hãy thêm một miếng bơ nhỏ để bơ tan chảy trên các lớp bánh hoặc ăn kèm với phô mai con bò cười cũng ngon tuyệt.
 photo 2_zps9738b24a.jpg
Bạn có biết: Ban đầu loại bánh này chỉ có một lớp, hình dạng như ngày nay là do Ueno Usagiya sáng tạo ra vào năm 1914. Trong tiếng Nhật, Dora có nghĩa là cồng, chiêng, và tên gọi của loại bánh này có lẽ cũng bởi nó giống với những nhạc cụ này.

Truyền thuyết kể rằng một samurai có tên Benkei đã bỏ quên chiếc chiêng (dora) của anh ta khi rời khỏi nhà của một người nông dân, nơi anh ta ẩn náu. Người nông dân sau đó đã dùng chiếc chiêng bị bỏ lại rán ra những chiếc bánh, và từ đó gọi chúng là Dorayaki.
 photo 1_zps40cb7a98.jpg

Midnight Gyoza – há cảo lúc nửa đêm

 photo 3_zpscf4c5bbd.jpg

 

Đây chính là cái tuyệt phẩm hậu Yaki Gyoza hôm trước đây. 😀 Ăn không hết mà làm thì nhiều nên tớ còn dư một hộp như thế này đông lạnh. Tớ xếp vào hộp không dày sát nhau cho lắm nên có thể tách ra như này để cho vào chảo.

Nếu tình trạng đông đá quá cao gây khó khăn cho việc tách thì hãy cho cả hộp vào lò vi sóng để bắn rã đông tầm 30s -1p, đủ để cho bạn có thể tách bánh ra mà bánh vẫn cứng cáp và đông lạnh nhé.

Sau đó cho vào chảo và rán như bình thường thôi. 

Tất nhiên, nước nhiều hơn và thời gian lâu hơn so với há cảo tươi nhé.

 photo MidnightYakiGyoza_zps8aa7442a.jpg

 

Măm măm ngay kẻo nguội nào!

 photo 2_zps1d4e58b6.jpg

YAKI GYOZA – Há cảo nhân thịt gà kiểu Nhật

 photo 1_zps1766e183.jpg

Hà Nội tháng 8 chợt nắng chợt mưa. Những cơn mưa rào giúp thành phố dịu lại, hết hẳn những oi bức ồn ào. Những buổi cuối chiều mưa ướt, bạn bè chẳng thể tụ tấp bia bọt vỉa hè, trà chanh chém gió. Vậy tại sao chứng mình không cùng kéo nhau về nhà, vào bếp cùng làm vài món ăn? Cùng làm, cùng ăn, cùng tán phét, vui đáo để ấy!
Món há cảo kiểu Nhật làm rất đơn giản, ăn mát và rất lợi cho sức khỏe bởi thành phần ít béo, nguyên liệu lại rất dễ kiếm. Bạn chạy ù vào bất kì siêu thị nào cũng sẽ thấy đầy đủ thịt gà, cải thảo, hẹ lá với gừng tươi. Nếu kì công bạn có thể nhào bột vỏ, còn không thì vỏ bánh cũng rất sẵn nhé.

Nguyên liệu
60 lá vỏ há cảo
500gr thịt ức gà
300gr lá cải thảo
1 bó hẹ
1 củ gừng nhỏ
1 muỗng 1 nếp
1 muỗng xì dầu Nhật
1 muỗng dầu vừng
½ củ cà rốt ( tùy ý )
Bột năng

Cách làm
1. Cải thảo cắt nhỏ. Ngâm nước muối 15p rồi vắt thật kĩ cho ráo nước.
Gừng thái sợi chỉ.
Hẹ thái nhỏ
Thịt gà với cà rốt xay nhuyễn.
 photo Make1_zpsbbf23ef6.jpg
2. Trộn toàn bộ nguyên liệu phần nhân ( ở 1) với dầu vừng, xì dầu và bột nếp.
Trộn đều cho hỗn hợp nhân nhuyễn.
Nếu nhân nhiều nước thì có thể cho thêm 1-2 muỗng bột nếp nhưng không nên cho nhiều.

3. Trải lá vỏ há cảo ra, cho 1 thìa nhan vào và gấp đôi lại.
Bạn có thể gấp theo cách sủi cảo đã được hướng dẫn hôm trước hjoawcj theo 1 trong 2 cách cải tiến hôm nay:

Cách 1: Gấp đôi theo chiều ngang lá há cảo. Xếp mí lá vỏ như đối với hình tròn để tạo hình nếp chéo. ( Như trong ảnh )
 photo Make2_zpsb7c43e57.jpg
Cách 2: Gấp đôi theo chiều chéo miếng vỏ. Miết kĩ cho phần nhân được bao kín trong vỏ. Xếp chéo 2 bên lại với nhau. ( Như trong ảnh)
 photo Make3_zps9d228a86.jpg

4. Xếp há cảo vào trong chảo. Cho 1 chút dầu ăn vào và bắc chảo lên bếp.
Sau vài phút, vỏ bánh bắt đầu hơi xém thì đổ 1 bát nước pha 1 thìa cà phê bột năng vào. Đậy vung và om cho nước vừa cạn thì mở vung ra.

 photo Make4_zps125d7726.jpg

5. Đợi thêm 1 phút cho đế bánh giòn thì gắp ra. Dùng nóng với xì dầu Nhật.

Bí quyết: Cọng cải thảo rất nhiều nước nên khi đem làm nhân bánh sẽ ra nước làm vỏ bánh khó giòn. Phần lá cải thảo nếu bạn không đủ khỏe để vắt cho khô nước có thể nhúng qua nước sôi rồi vắt sẽ ráo hơn.

Bạn có thể làm sẵn bánh rồi cất vào hộp kín, bảo quản trong ngăn đá được 1 tháng. Khi ăn chỉ cần mang ra ngoài 10p để có thể tách bánh ra riêng rẽ. Xếp bánh vào chảo và chiên – om như bình thường. Bạn dễ dàng có món há cảo gyoza bất kì lúc nào bạn muốn ăn rồi đấy.
 photo 11_zps4afe523b.jpg