Làm mới bánh mì cũ với mứt và sữa đậu

 photo blueberryjam_zps65a816ce.jpg

Hẳn nhiều người đã biết đến món Breadpudding, nhưng bao nhiêu trong số các bạn biết đến nguồn gốc lâu đời của món bánh này? Bread Pudding là một món tráng miệng đã có từ thế kỷ 13 ở nước Anh. Bread Pudding lúc đầu được gọi là “bánh pudding của người nghèo” vì nó được làm từ bánh mì cũ làm ẩm trong nước. Sau đó thêm vào một chút đường, gia vị và các thành phần khác. Theo thời gian, Bread Pudding được chế biến công phu hơn và được nâng lên thành một món bánh cao cấp. Người ta thêm vào đấy nào trái cây, sữa, trứng, kem, phô mai… và mỗi ngày, thêm hàng chục, hàng trăm công thức mới ra đời.
Và đây là một trong những công thức đó. Công thức này sử dụng sữa đậu nành và phô mai ricotta, thích hợp với những người ăn kiêng chất béo mà cần bổ sung can xi, protein.

 photo 5_zpsa2a0d9be.jpg

Nguyên liệu:
200gr bánh mì
2 trứng
2 cup sữa đậu nành có đường
40gr bơ nhạt để lạnh
60gr ricotta cheese
1 ½ tbs mật chanh ( mật ong ngâm chanh )
3 tbs mứt xoài
4 tbs mứt việt quất

 photo 1_zps81380deb.jpg

Cách làm:
1. Cắt bánh mì thành các lát dày khoảng 0,7-1cm. Chia bánh mì thành 2 phần.
Thoa bơ vào khắp thành khuôn và sắp bánh mì vào khuôn.
2. Lấy ½ lượng bánh mì. Lần lượt xếp bánh cho vào 1 khuôn. Trét mứt việt quất giữa các lớp bánh.
Lượng bánh mì còn lại xếp vào khuôn thứ 2. Quét mật chanh vào giữa các lớp bánh. Trên cùng quét 1 lớp mật chanh nữa và xếp mấy lát chanh lên trên.

 photo 2_zpse3300ecc.jpg

3. Đánh tan trứng, phô mai ricotta rồi hòa thêm sữa vào hỗn hợp. Đổ hỗn hợp vào 2 khuôn bánh. Phần bơ còn lại thành lát mỏng và xếp lên phía trên cùng của khuôn bánh. Lớp bơ này sẽ chảy ra trong quá trình nướng thấm vào bánh làm tang độ béo cho bánh và tạo độ giòn cho lớp mặt bánh.
4. Đặt lò nướng 170 độ C trong vòng 40p. Cho bánh vào nướng đến khi mặt bánh vàng thơm hoặc xăm thử que vào bánh rút lên thấy que ráo là bánh chín.

 photo 3_zps5e06ffe9.jpg

Bánh có thể ăn nóng ngay lập tức. Bạn nên thêm 1 muống kem lạnh hoặc kem chua lên để ăn cùng thì không còn gì tuyệt hơn cho một sáng trời se lạnh.
Bánh cũng ngon không kém khi ăn lạnh với chút mứt kèm theo. Thêm một tách trà thì chắc hẳn bạn sẽ thấy ở Anh cũng chỉ tuyệt đến vậy.

 photo 4_zps090e3ad5.jpg

Bí quyết của tôi:

Khi đổ hỗn hợp lỏng vào 2 khuôn bánh, làm sao để biết thế nào là đủ?

Hỗn hợp lỏng cách mặt bánh khoảng 1 cm là lượng ẩm đạt tỉ lệ chuẩn. Để bánh nghỉ 15-20p cho bánh hút ẩm đều vào toàn bộ các lát bánh mì. Bạn cũng có thể dằm nhẹ cho bánh mì chìm xuống để dễ thấm nước, còn nếu thích ăn xốp thì hãy để chúng tự hút no sữa trước khi đem nướng.

Nếu không dùng sữa đậu nành thì sao?
Thì bạn hoàn toàn có thể dùng sữa tươi như bình thường. Sữa đậu nành cho mùi thơm khá lạ và thanh. Bánh mặc dù được thêm phô mai tươi ricotta nhưng hoàn toàn không ngấy chút nào bởi vị thanh của sữa đậu và vị chua nhẹ được tạo ra bởi chanh và xoài/việt quất.

Phô mai tươi Ricotta là gì?
Ricotta là 1 từ tiếng Ý có nghĩa là ” recooked ” ( nấu lại ), là một sản phẩm tạo ra sau quá trình tạo phô mai ( cheese) Ricotta mềm, có màu trắng, vị hơi ngọt nhưng ít béo. Loại phô mai này được sử dụng trong nhiều chế độ ăn kiêng nhằm bổ sung protein và canxi cần thiết mà sợ béo. Ricotta có thể được dùng để làm cả món mặn và đặc biệt được ưa thích khi làm các món tráng miệng.

 photo Mangojam_zps361de97b.jpg

Parsley Fettucini xốt kem nấm – Cái gì tươi thì cũng ngon.

 photo IMG_3985.jpg

Carbonara là một trong những món mì truyền thống của Ý. Tên gọi carbonara là để chỉ phần xốt kem với thịt hun khói được nấu chung với pasta. Còn mì sợi, thông dụng nhất là spaghetti, nhưng fettuccine, bucatini, linguine,… cũng đều rất ổn.
Công thức gốc của món này thật ra không hề có kem tươi mà chỉ có trứng và 2 loại phô mai rất cứng, mặn có tên là Parmigiano-Reggiano và Pecorino romano. Ngoài ra còn có thêm nguyên liệu thịt ba chỉ, tiêu đen, dầu olive hoặc bơ. Khi món ăn này du nhập vào Việt Nam, nó được biết đến nhiều hơn với phiên bản kiểu Mỹ. Đó là dùng kem tươi, trứng, thịt muối thay vì thịt ba chỉ, Parmesan cheese hoặc Pecorino romano, tỏi cho thêm hương vị và đôi khi cho vào đậu Hà Lan để tạo màu sắc. Tất nhiên, trứng vẫn là nguyên liệu chủ yếu để tạo độ thô cho nước xốt. Và rõ ràng, những ai là tín đồ của vị béo ngậy thì sẽ mê tít món này.
Còn tớ, tớ lại mê mẩn món mì Pesto xanh miên man cơ.
Món Pesto truyền thống sẽ bao gồm: húng quế, tỏi, muối, hạt thông, phô mai Parmesan và dầu olive. Và cặp đôi hoàn hảo với món này là gnocchi khoai tây. Món pesto của tớ thì có cả rau mùi tây nữa cơ. Và đặc biệt nhất là mì đi kèm là mì xanh được nhào từ bột mì,trứng với nước ép húng quế và mùi tây.
Rõ ràng là mì thì có thế mua sẵn, nhưng đảm bảo không có món mì nào mua sẵn lại thơm ngon đặc biệt như thế. Mùi rau thơm tươi mới thơm lừng trong từng sợi mì dai mềm. Cái gì tươi mà chẳng ngon. Mì tươi càng thế. Ngon vì…tươi.

Tóm lại là thế này, hôm nay anh em chúng tớ làm mì tươi, nhưng mà nhà không có hạt thông để làm pesto sauce mà lại sẵn đồ làm American Carbonara. Thế là chúng tớ cho Italia kết hôn với USA. Ra đời một món vừa thơm vừa béo ngậy. Ngon tuyệt cú.

 photo IMG_3992.jpg

Đầu tiên, chúng ta làm mì sợi ( pasta) đã nhé! Đơn giản hơn tất cả mọi người nghĩ, chúng tớ làm với ít dụng cụ bày ra nhất có thể. Hôm nay cây húng quế ở nhà hơi ít lá nên mùi tây nổi hơn húng, mì hôm nay sẽ là Parley pasta

Nguyên liệu cần có:

300gr bột mỳ thường
1 trứng
1 tsp muối
1tsp dầu olive
1 bó húng quế
1 bó parley

Cách làm:

1. Rửa sạch húng quế và mùi tây/parley. Xay lẫn 2 loại lá trên với 100ml nước và muối.
2. Cho bột vào 1 tô trộn lớn, vun miệng giếng và đập trứng vào,nhào nhẹ. Sau đó từ từ thêm nước ép rau, dầu olive. Dùng nĩa/dĩa khuấy tròn, đảo đều, từ từ vun bột vào tới khi trứng và nước thấm hết vào bột.
3. Chuyển bột ra mặt phẳng vào nhào bột cho tới khi bột không còn dính tay. Lúc này, ta ngừng rắc bột áo và tiếp tục nhào liên tục trong vòng 20p để tạo độ dai cho mì.
Bột sau khi nhào dai, dẻo và mặt bột mịn màng.
Gói kín bột lại rồi cho bột nghỉ trong tủ lạnh 60p.
4. Sau khi bột nghỉ xong, ta mang bột ra cán mỏng và cắt sợi.

 photo PasleyFetuccini2.jpg

Cán bột mỏng nhất có thể

 photo PasleyFetuccini3.jpg

Fettuccine trong tiếng Ý nghĩa là những sợi ruy băng nhỏ.
Như cái tên, bột mì được cán mỏng rồi cắt thành những sợi mảnh

 photo PasleyFetuccini4.jpg

Cuộn lại từng cuộn nhỏ – nhớ thêm bột áo kẻo dính – rồi cất vào ngăn mát tủ lạnh 1-2h cho mì se.

 photo PasleyFetuccini5.jpg

Có thể cuộn như thế này

 photo PasleyFetuccini6.jpg

Nếu không ăn ngay, ta có thể cất vào hộp và để vào ngăn đá rất thoải mái. Còn nếu cất trong ngăn mát tủ lạnh, bạn dùng trong vòng 3 ngày thôi nhé.

Ngoài cách cuộn lại và cất tủ lạnh thì bạn có thể “treo” và “phơi” mì trên dây/mắc áo- nhớ rải sợi mì ra – rồi để cho mì se tự nhiên nhé. Cá nhân tớ thấy để tủ lạnh mì nhanh se hơn.

5. Mì tươi sau khi se thì có thể đem luộc. Chỉ cần luộc với nước sôi pha chút muối 3,4p là mì chín. Khi đó, ta vớt mì ra ngay thố nước lạnh, ngâm 30s rồi vớt mì ra để ráo là có thể chan sốt lên dùng ngay được.

 photo luocmi.jpg

Nhưng cứ để mì đợi ở đó, chúng ta đi làm xốt kem nấm đã. Xốt này làm siêu nhanh, cũng chỉ mất chừng mươi phút là tất thảy đã sẵn sàng.

Nguyên liệu cần có:

4 lát thịt ba chỉ xông khói
1/2 cup Parmesan cheese (đã mài thành bột)
125 ml kem tươi
2 lòng đỏ trứng
1 muỗng súp dầu olive
2 tép tỏi lớn
1 hộp nấm nút đen
5 tai nấm đông cô tươi lớn

Cách làm:

6. Nhặt rửa sạch nấm. Nấm đông cô cắt lát, nấm nút cắt bỏ bớt chân,tách riêng cây.
7. Bắc chảo lên bếp. Chảo nóng, bắt đầu cắt thịt ba chỉ vào. Đảo trên lửa vừa cho thịt ba chỉ ra gần hết mỡ, tóp lại mà không cháy. Thêm tỏi bằm nhỏ vào.
8. Cho nấm vào xào cùng thịt ba chỉ.
9. Thấy nấm chín tới, hạ lửa xuống mức nhỏ nhất, cho 125ml kem tươi vào chảo. Khuấy đều cho đến khi hỗn hợp sánh lại. Tiếp tục để lửa nhỏ, đun liu riu như thế khoảng 4 phút mà không làm cho sốt sôi lên.

 photo lamsauce.jpg

10. Đổ mì vào chảo, đảo đều rồi thêm lòng đỏ trứng gà vào. Đảo cho mì thấm đều xốt, thêm cheese và mùi tây bằm nhuyễn.
Tắt bếp và dọn mì ra đĩa, rắc thêm tiêu và dùng nóng.

 photo saucemi.jpg

Nếu thích béo ngậy hơn nữa, bạn có thể rắc thêm phô mai mài nhuyễn lên trên. Còn chúng tớ, thế là đủ!

 photo 1-2_zps5be37e14.jpg

 photo 2-3_zpsf4df3aa3.jpg

Chúc các bạn cũng ngon miệng như chúng tớ nhé!

Tip of Week: Làm gì khi sữa chua bị tách nước

Khai mạc cho mục MẸO VẶT MỖI TUẦN, mình sẽ giới thiệu với các bạn một cách xử lý thất bại khi làm sữa chua
Như ở bài Sữa chua đậu nành, mình đã giới thiệu 5 cách ủ sữa chua khi không xài máy. Đó là:
1 – tận dụng nguồn nhiệt của lò nướng sau khi nướng xong
2 – dùng lò nướng, nhưng chỉ bật ĐÈN để ủ sữa
3- cho sữa vào nồi cơm điện rồi chế nước nóng già vào – đóng kín và ko cắm điện
4- dùng nồi áp suất với cách làm như nồi cơm điện
5- dùng hộp xốp kín với điều kện là thời tiết ấm và nước chế vào ủ sôi

Với điều kiện thành công là đảm bảo nhiệt độ truyền vào không quá cao làm chết men trong sữa.

Photobucket

Nếu chả may các bạn không kiểm soát được nhiệt độ ủ sữa thì sao?
Ví dụ như để chế độ warm của nổi cơm điện/lò nướng quá dài chẩng hạn.
Kết quả là sữa chua không còn là một tổng thể mịn màng nữa mà bị tách nước và lợn cơn.
Đừng có lo. Hãy lọc!
Cho sữa chua vào rây có lót khăn và để nó tách hết nước trong 6h. Bạn đã có kem phô mai chay – soya cream cheese.
Bạn hãy yên tâm là cream cheese này rất mịn chứ ko lổn nhổn nhiều vì sữa chua của chúng ta thực chát là đã đông mịn trước khi nhiệt độ cao trong thời gian dài làm nó tách nước.
Cream cheese này có thể mang đi làm bánh quy rất ngon nhé. Ngoài ra thì bản thân mình cũng chưa thử làm với món nào khác nên chưa biết ( ^^ vì mới “quên” tắt nồi cơm điện có 1 lần thôi các bạn ạ )

Chúc các bạn thành công trong MỌI HOÀN CẢNH ♥