Tập tành trồng lan – Phần 1 – Cần Để Sống

Dạo này rảnh rang, tôi lại có thời gian ngó ngoáy khu vườn của mình. Nhờ đó, các bạn cũng lạ có dịp chia sẻ mối quan tâm về cây hoa cảnh vói toi, đặc biệt là Phong Lan. Nhân đây, tôi cũng xin chia sẻ kiến thức hạn hữu của mình về phong lan và cũng tiện để hoàn thành loạt bài viết về hướng dẫn trồng lan cnf đang dang dở.

Muốn trồng phong lan. Điều đầu tiên, ta phải hiểu rõ về yêu cầu ngoại cảnh của cây lan. Từ đó, biết được điều kiện mình có là gì, để từ đó, tìm được giống loài thích hợp với khu vườn nhà mình.
Bài viết này là tất cả những gì thuộc về cơ bản mà bạn cần nhớ

Thứ nhất: NHIỆT ĐỘ

Nhiệt độ không chỉ tác động tới sự sinh trưởng, sinh dưỡng của cây lan mà còn là điều kiện để cây lan ra hoa.

Căn cứ vào nhu cầu nhiệt độ của lan mà người ta chia làm 3 nhóm:

Nhóm cây ưa nóng: bao gồm những loài lan chịu nhiệt độ ban ngày không dưới 21 độ C, ban đêm không dưới 18,5 độ C. Những loài lan này thường có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới.

Nhóm cây ưa nhiệt độ trung bình: bao gồm những loài lan chịu nhiệt độ ban ngày không dưới 14,5 độ C, ban đêm không dưới 13,5 độ C.

Nhóm cây ưa lạnh: bao gồm những loài lan chịu nhiệt độ ban ngày không quá 14 độ C, ban đêm không quá 13 độ C. Chúng thường xuất xứ ở vùng hàn đới, ôn đới và ở các khu vực núi cao vùng nhiệt đới.

 photo IMG_0444.jpg

Ở một số vùng của Việt Nam như Sa pa, Lào Cai, Đà Lạt, ta có thể trồng một số loại lan ôn đới. Các vùng khí hậu còn lại, trừ phi bạn có nhà kính trồng cây với nhiệt độ được kiểm soát chặt chẽ, bạn chỉ nên trồng lan nhiệt đới. Hãy tự hào vì bạn đang có trong tay điều kiện để có được những đóa hoa rực rỡ nhất thế giới.

Thứ hai: ÁNH SÁNG

Ánh sáng ảnh hưởng trực tiếp đến sựf yếu tố cơ bản cho sự sống của cây. Và cũng là điều kiện ra hoa của một số loài lan.

Dựa vào nhu cầu ánh sáng của từng loài người ta chia làm 3 nhóm

Nhóm cây ưa sáng: đòi hỏi ánh sáng nhiều, khoảng 100% ánh sáng trực tiếp như các loài Vanda, Renanthera…

Nhóm cây ưa sáng trung bình: bao gồm các loài có nhu cầu ánh sáng khoảng 50% đến 80%, như các loài Cattleya, Dendrobium…

Nhóm cây ưa ánh sáng yếu: Bao gồm các loài có nhu cầu ánh sáng khoảng 30% như các loài Phalaenopsis, Paphiopedilum…

 photo IMG_0691.jpg

Trong tự nhiên, cây lan lựa chọn chỗ cho mình lớn lên. Trong vườn nhà, ta lựa chọn chỗ cho cây lan lớn lên. Bạn hãy chiếu theo nhu cầu ánh sáng của cây mà sắp xếp cho chúng 1 chỗ phù hợp.

Thứ ba: ĐỘ ẨM

Độ ẩm cũng là yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến sinh trưởng, phát triển của các loài lan. Việc chọn địa điểm thích hợp cho vườn lan sẽ giảm được rất nhiều công chăm sóc cho lan, ở phương diện này cần chú ý 3 loại ẩm độ.

Ẩm độ của vườn: Độ ẩm này phụ thuộc vào khí hậu của vùng, môi trường xung quanh vườn( ao, hồ ), sự thông thoáng của vườn, gió, nắng, …

Ẩm độ của vườn: Là ẩm độ của chính vườn lan, độ ẩm này có thể cải tạo được theo ý muốn như đào ao, xây bể, làm mương rạch, trồng cây, làm giàn che, tưới nước…

Ẩm độ trong chậu trồng lan: Độ ẩm này phụ thuộc vào cấu tạo của giá thể (chất trồng), thể tích chậu, sự tưới nước. Ẩm độ này phụ thuộc hoàn toàn vào kỹ thuật của người trồng lan.

 photo IMG_0396.jpg

Thứ tư: ĐỘ THOÁNG

Độ thông thoáng cũng là yếu tố quan trọng.
Độ thoáng liên quan chặt chẽ tới sự tăng giảm nhiệt độ, độ ẩm cũng như sự lây lan sâu bệnh trong vườn.

 photo IMG_2101.jpg

Thứ năm: DINH DƯỠNG

Lan không đòi hỏi phải cung cấp dinh dưỡng dồi dào. Tuy nhiên, thế không có nghĩa là bạn cứ thế vứt chúng tự sinh tự dưỡng.

Cơ bản, cây cần nước, oxy và cacbonic. Đây là điều kiện cần để cây duy trì sự sống.
Còn để cây khỏe mạnh, đâm chổi, trổ bông, chừng đó là chưa đủ.

 photo IMG_0404.jpg

Ngoài tự nhiên, cây lan thu thập dinh dưỡng đọng trong các kẽ nứt của vỏ cây, kẽ đá Các phân tử vô cơ và hựu cơ có trong mưa hay sinh ra từ đám lá mục… Trong vườn, điều kiện nuôi trồng thường không “giàu” bằng thiên nhiên, ta phải định kì bổ sung dinh dưỡng cho cây với các loại phân bón dành riêng cho lan có bán rất phổ biến trên thị trường.

CATTLEYA AURANTIACA

Tuần này,chậu cây trong vườn đang ươm bông là một loài hoa bé nhỏ, nhưng rực rỡ và mạnh mẽ. Ở mỗi nhành cây, khi trưởng thành đều trổ một cái lưỡi mèo nhỏ, hứa hẹn những bông hoa đẹp như sao sa: CATTLEYA AURANTIACA

Photobucket

Bé yêu ngọt ngào của tôi có một kích thước cực kì khiêm tốn, tiêu biểu cho dòng lan mini đặt bàn. Cây được yêu chuộng với lá bóng màu xanh thẩm, cây cao không quá 30cm, các chùm hoa màu cam nở trên phát hoa dài 15cm có từ 2 đến 11 bông với kích thước hoa khoảng 2 – 3 cm .

Photobucket

Cattleya aurantiaca có quê hương là vùng nhiệt đới ở Mexico, El Salvador, cây có thể chịu được khí hậu giá rét và rất nóng. Trong tự nhiên, ta thậm chí có thể bắt gặp chúng sinh sôi trên những tảng đá.

Photobucket

Hoa không bền cho lắm. Nhưng 1 tuần khoe sắc, ánh cam nhỏ bé ấy luôn làm tôi có cảm tưởng như đêm qua, một ngôi sao từ xa tít trên cao kia đi lạc đường và rơi xuống bên bậu của nhà mình. Thật vui mắt.

Photobucket

Cattleya Mossiae

Đây là một trong những thành viên mà toi tự hào nhất trong vườn.

Nàng to. Nàng đẹp. Nàng bền. Và nàng có mùi hương mê ly đi kèm vẻ đẹp quyến rũ.

Photobucket

Moissiae thuộc nhóm lá đơn (Monofoliate) cánh hoa to, môi lớn và cong với viến nhún vô cũng điệu đà. Hoa thường lớn và có nhiều hương thơm.
Chậu màu tím này của mình có mùi gần giống như mùi hoa hồng. Hoa tỏa hương mạnh nhất bắt đầu từ ngày thứ 3 ( tính từ khi hoa nở xòe) tới hết ngày thứ 7, sau đó giảm dần. Hương mạnh hơn vào banngayf. Và 2 bông này đủ để cả căn phòng làm việc rộng 150m2 của mình thơm ngào ngạt.

Photobucket

Lá non của Catt thường khép gập lại, được những bẹ lá bọc quanh. Khi sắp trưởng thành, lá xòe mở ra, cùng bẹ lá làm thành 1 phễu, nước bụi có thể đọng ở đây khiến cây dễ bị thối ngọn
Cái phễu lá đó là thước đo để cây xác định được đang là mùa mưa hay mùa khô. Nếu cái phễu đó đầy nước, cây sẽ hiểu là đang mùa mưa và không ra hoa

Photobucket

Là loại bò ngang. Cattleya ưa những chiếc chậu miệng xòe và đáy nông. Chậu đất hay chậu chựa đều không quan trọng. Nhưng mình thích dùng chậu nhựa cho những cây trưởng thành hơn. Nếu dùng chậu đất, rễ cây phát triển dính chặt vào chậu. Cây mau chóng lớn lên và khi thay chậu ta buộc phải cạy rễ ra. Điều này gây tổn thương không ít tới bộ rễ của cây.
Khi dùng chậu nhựa, việc thay chậu cho cây dễ dàng và ít tổn thương hơn.
Giá thể thì vỏ thông, than củi hay đất sét nung đều được. Thậm chí bạn có thể dùng xơ dừa, với loại này, hãy chú ý đển độ ẩm vì xơ dừa giữ nước rất tốt.
Kinh nghiệm tại Hà Nội thường trồng cattleya bằng than củi kết hợp với dớn cọng đảm bảo cho cây phát triển tốt và ít bị hư cây. Ngoài ra có thể trồng bằng đá bọt, sỏi nhẹ. Than củi chọn loại thật chắc, sờ vào không tạo ra bụi than, ngâm xả nhiều lần khi nào than chìm xuống đáy xô nước là có thể đem trồng. Dớn cọng có thể xử lý bằng cách luộc qua nước sôi,…

Lá trưởng thành của Cát dày, mặt trên nhẵn bóng, rất ít khí khổng. Mặt dưới thì rất nhiều khí khổng, do vậy phun phân bón lá thì đừng phun mặt trên lá, vừa phí phân, vừa hại cây do phân bị nắng chiếu vào trực tiếp sẽ biến chất nhanh chóng, tạo thành muối bám lá và trôi xuống gốc. Chỉ nên phun phân vào mặt dưới lá, nhờ có nhiều khí khổng nên phân dễ thấm nhanh vào lá, lại ít bị nắng chiếu trực tiếp, ít bị biến chất phân hơn.
Nhà vườn và trên lọ phân thường hướng dẫn tỉ lệ pha và lịch tưới 1 tuần/ lần. Riêng mình thường pha loãng hơn và 10 ngày mới tưới 1 lần, tưới đủ để ướt mặt lắ là vừa.

Photobucket

Nếu cây lan Cattleya được trồng ở điều kiện ánh sáng tối ưu, sẽ cho hoa có màu rất thắm, cánh hoa dầy cứng không có khuynh hướng lắc lư, hoa thật to. Còn ngược lại, nếu được trồng ở ánh sáng yếu, cây rất chậm ra hoa và khi ra hoa, hoa thường hay gục xuống, màu nhạt. Qúa nắng cây sẽ còi cọc, ra hoa bé thường hay bị háp nắng hoặc có khuyết tật.
Như cây này của mình, trồng dưới mái che nhưng ánh sáng rất mạnh. Cây hưởng đủ sáng nên hoa dẫu to nhưng không cần đỡ vẫn đứng thẳng ngẩng cao đầu rất kiêu sa.

Photobucket

Photobucket